Bình luận – 

0

Discussion – 

0

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Vì chạy bộ được xem là cách rèn luyện cho một sức khỏe tốt. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được câu trả lời. hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, đau đớn cản trở sinh hoạt.

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng hiện tượng máu bị dồn ứ, không lưu thông về tim làm biến đổi huyết động và biến dạng các mô xung quanh chân. Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc bảo vệ đôi chân và nâng cao sức khỏe của chân là rất cần thiết. Vậy suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không

Theo các chuyên gia, người mắc suy giãn tĩnh mạch chân vẫn có thể thực hiện hoạt động chạy bộ. Chạy bộ giúp cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể. Khi bạn nhấc gót lên cao để đi bộ, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy vào các tĩnh mạch sâu của vùng cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ bắp chân giúp đẩy máu đi lên tĩnh mạch vùng đùi. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, lượng máu về tĩnh mạch nhiều hơn rồi trở về tim.

Khi chạy bộ, sự co cơ giúp tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn. Áp lực từ các cơ vào tĩnh mạch được cải thiện, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch. Trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch, việc chạy bộ hàng ngày có thể củng cố cơ bắp, tăng sức mạnh và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt sau một thời gian đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ và thay đổi lối sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút/ngày có nguy cơ tiến triển đến loét chân cao hơn những người duy trì vận động trên 10 phút/ngày. Chính vì thế, các Hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ đều đặn mỗi ngày.

Tuy nhiên, đối với những người mắc suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nặng, việc chạy bộ được khuyến cáo là không nên. Cường độ của hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch ở chân, gây đau và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng, với tốc độ chậm rãi. Điều này giúp cải thiện sự linh hoạt của đôi chân và tăng cường lưu thông máu một cách hiệu quả. Hãy nhớ không tạo áp lực quá lớn lên đôi chân của bạn!

những lưu ý

Những lưu ý khi chạy bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay chạy bộ không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau, nên trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lưu ý những thông tin sau:

  • Nếu bạn chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu với tốc độ vừa phải với quãng đường ngắn, sau đó tăng dần cự ly. Giai đoạn đầu khi mới tập, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau chân, nhưng đừng bỏ cuộc. Từ từ, đôi chân sẽ quen dần và cơn đau sẽ cải thiện trong vòng vài ngày sau đó.
  • Nên đi bộ hoặc chạy bộ trên mặt phẳng mềm như đường đất, đường cỏ… để cơ thể không bị sốc mỗi khi chân tiếp đất. Đồng thời, không chạy bộ trên đường bê tông hoặc bề mặt cứng vì sẽ khiến triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.
  • Lựa chọn giày chạy bộ vừa chân, không được quá chật và phải có đệm để giảm sốc khi chạy.
  • Mang vớ áp lực tĩnh mạch khi tập luyện vì nó sẽ giảm thiểu triệu chứng của tĩnh mạch hiệu quả.
  • Đi bộ đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt của mắt cá chân để mang lại hiệu quả. Trong khi đó, những người bị loét chân do giãn tĩnh mạch sẽ bị hạn chế vận động ở mắt cá chân. Do đó, nếu bạn đang bị loét mắt cá chân hãy điều trị vết loét trước khi tập luyện nhé.
Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn đang tiến triển hoặc khiến bạn đau đớn nhiều, cản trở công việc và cuộc sống của bạn, hãy tạm ngưng đi bộ/ chạy bộ và cần tham vấn bác sĩ để được can thiệp phù hợp. Sau khi bệnh được chữa khỏi, bạn có thể đi bộ trở lại để duy trì hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây của VUT đã giúp bạn có được lời giải đáp bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay chạy bộ không.

Các bài khác

Contact